1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên – Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam – Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
2. Đặc điểm về giáo dục Hà Nội
Hà Nội ngày nay là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống trường trung học phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập, một vài trong số đó có chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Trung học phổ thông Chuyên thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các trường trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn Việt Nam. Về giáo dục THPT tính đến cuối năm 2016 [1]Tổng số lớp học THPT trên toàn thành phố là 4940 lớp. Số học sinh THPT trên toàn thành phố tính đến cuối năm 2016 là 190934 học sinh, trung bình 38,6 em / lớp học. Do số lượng học sinh THPT tăng dần theo từng năm cơ sở vật chất trường học của thành phố chưa đáp ứng kịp nhu cầu tăng học sinh, số lượng nhiều em trên 1 lớp cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Hà Nội, tính đến hết năm học 2016 – 2017, trên địa bàn thành phố thiếu 94 trường mầm non và phổ thông công lập (mầm non thiếu 52 trường, tiểu học 23 trường, THCS 16 trường và THPT ba trường). Đáng chú ý, nếu không chú trọng đầu tư, xây dựng thêm trường, lớp học thì đến năm 2020, Hà Nội sẽ thiếu 314 trường mầm non, tiểu học và THCS.
Về thành tích của giáo dục Hà Nội : Năm học 2017 – 2018 quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục được ổn định và có bước phát triển mạnh. Toàn Thành phố có 2.641 đơn vị trường học với hơn 1,8 triệu học sinh. Tăng 58 trường và hơn 134.000 học sinh so với cùng kì năm trước. Các điều kiện về cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại…
tại kì thi HSG quốc gia, học sinh Thủ đô đạt 132 giải các bộ môn văn hóa trong đó có 10 giải Nhất; 24 đề tài thi Khoa học kĩ thuật đạt giải cấp quốc gia thì có 2 giải Nhất.
Tại các kì thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2017, học sinh Hà Nội đạt 138 giải và huy chương. Cụ thể, có 39 Huy chương Vàng; 42 Huy chương Bạc; 44 Huy chương Đồng và 13 bằng khen.
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trên địa bàn Hà Nội là 95,83% tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của cả nước là 94,85% vậy Hà Nội cao hơn là 0.98%
Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng.
Về Đội ngũ GV THPT thành phố Hà Nội[2]
GV THPT có xu hướng tăng trong 5 năm gần đây. Tính đến hết năm học 2015 – 2016, toàn thành phố có 11.943 GV THPT.
Bảng 3.1. Đội ngũ GV THPT năm học 2015 – 2016
Tổng số | Cán bộ biên chế | Hợp đồng (từ 1 năm trở lên) | ||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | |
11.943 | 8.560 | 71,6 | 3.383 | 28,4 |
(i) Về trình độ chuyên môn:
+ 100% GV, cán bộ QLGD của các trường THPT của Hà Nội đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn (trong đó trên chuẩn là 25%).
+ Riêng cán bộ QLGD của các trường THPT trên chuẩn là 52,8%.
Bảng 3.2.Trình độ học vấn GV THPT
Tổng số | Tiến sỹ | Thạc sỹ | Đại học | |||||
T.số | Nữ | T.số | Nữ | T.số | Nữ | T.số | Nữ | |
Số lượng | 11.943 | 8.431 | 63 | 26 | 3.723 | 2.964 | 8.157 | 5.441 |
Tỉ lệ (%) | 100% | 70.6% | 100% | 41.2% | 100% | 79.6% | 100% | 66.8% |
(Sở GD&ĐT Hà Nội, thống kê đầu năm học 2015-2016)
Hà Nội hiện có 309 GV THPT có trình độ chuyên môn tham gia giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng trong các trường THPT, trong đó có 90 GV nữ, 219 GV biên chế, hợp đồng dài hạn.
Về trình độ nghiệp vụ: Hầu hết GV THPT đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ QLGD THPT chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. Tỉ lệ GV THPT đã có chứng chỉ nghiệp vụ là 100%. Tỉ lệ cán bộ QLGD THPT chưa có chứng chỉ là 43,2%, đã có chứng chỉ là 56,8%.
(ii) Về số lượng GV dạy giỏi:
Bảng 3.3.. GV dạy giỏi THPT trong các hội thi năm 2015 – 2016
Tổng số GV | GV dạy giỏi cấp Thành phố | GV dạy giỏi cấp Quốc gia | |
Số lượng | 11.943 | 97 | 0 |
Tỉ lệ (%) | 100% | 0.81% |
(Sở GD&ĐT Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016)
(iii) Về kết quả viết sáng kiến kinh nghiệm của GV THPT:
Bảng 3.4: Kết quả sáng kiến kinh nghiệm THPT
Năm | Loại A | Loại B | Loại C | K xếp loại | Tổng cộng |
2010 | 0 | 784 | 1787 | 202 | 2905 |
2011 | 1 | 635 | 1694 | 155 | 2529 |
2012 | 1 | 497 | 1543 | 188 | 2321 |
2013 | 0 | 538 | 1451 | 261 | 2316 |
2014 | 0 | 308 | 1493 | 254 | 2158 |
2015 | 0 | 311 | 1416 | 251 | 1978 |
(Sở GD&ĐT Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016)
(iv) Về trình độ chính trị:
Bảng 3.5. Trình độ chính trị đội ngũ GV THPT
Tổng số GV | Đảng viên | Cao cấp | Trung cấp | Sơ cấp | ||||
T.Số | Tỉ lệ | T.Số | Tỉ lệ | T.Số | Tỉ lệ | T.Số | Tỉ lệ | |
11.943 | 3.786 | 31.7% | 35 GV | 0.25% | 107 GV | 0.89% | 5.564 GV | 44.7% |
(Sở GD&ĐT Hà Nội, Báo cáo kỷ niệm 70 năm thành lập ngành tổ chức)
(v) Số lượng CBQL, GV được cử đi đào tạo
Bảng 3.6: Số lượng CBQL, GV được cử đi đào tạo
Năm | Loại hình | Đại học | Thạc sỹ | Tiến sỹ | Tổng cộng |
2011 | Tập trung | 75 | 0 | 75 | |
Không tập trung | |||||
2012 | Tập trung | 64 | 1 | 65 | |
Không tập trung | |||||
2013 | Tập trung | 93 | 4 | 97 | |
Không tập trung | |||||
2014 | Tập trung | 88 | 5 | 93 | |
Không tập trung | |||||
2015 | Tập trung | 45 | 9 | 54 | |
Không tập trung | |||||
Tổng cộng 5 năm | 365 | 19 | 384 |
* Đội ngũ GV THPT mới vào nghề thành phố Hà Nội
Theo báo cáo tuyển dụng biên chế của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội thì 5 năm gần đây đã tuyển dụng số lượng viên chức GV như sau:
Bảng 3.7 Báo cáo tuyển dụng viên chức năm 2014
Loại
viên chức |
Năm 2010 | Năm
2011 |
Năm
2012 |
Năm
2013-2014 |
Từ năm 2015 đến nay |
Viên chức GV | 455 | 454 | 673 | 196 | Chưa tổ
chức thi |
(Sở GD&ĐT Hà Nội, Báo cáo tuyển dụng viên chức năm 2014)
Mặt khác, theo báo cáo về số lượng độ tuổi GV THPT thì GV trong độ tuổi từ 18-31 chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng số GV:
Bảng 3.8. Độ tuổi đội ngũ GV THPT
Độ tuổi | Tổng cộng | Tổng số GV | Tổng số quản lí,
phục vụ |
Từ 18- dưới 31 | 3.368 | 2.932 | 436 |
Từ 31-40 | 7.426 | 6.068 | 1.358 |
Từ 41-50 | 2.779 | 1.798 | 981 |
Từ 51-60 | 1.427 | 1.145 | 282 |
Tổng cộng | 15.000 | 11.943 | 3.057 |
Theo rà soát của Sở GDĐT và Sở Nội vụ, hiện tại năm 2018 , Hà Nội đang thiếu hơn 9.800 GV và nhân viên trong ngành giáo dục. Trong đó có hơn 9.100 GV và trên 600 nhân viên. Nếu dừng ngay việc tuyển dụng viên chức trong ngành này để thực hiện tinh giản biên chế theo hướng tự chủ tài chính từng phần, tiến tới tự chủ tài chính toàn phần, nhiều trường sẽ gặp khó khăn.
[1] Số liệu tổng cục thống kê , niêm giám thống kê http://gso.gov.vn/?tabid=628&ItemID=14277
[2] Sở GD&ĐT Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016