Hiệu trưởng nhà người ta
Tôi và nhiều bạn bè tôi khi làm HT luôn thật cố gắng để trường mình tốt lên, tốt hơn so với các trường bên cạnh, nhiều hơn nữa số học sinh giỏi, giáo viên giỏi, nhiều hơn nữa những thành tích của nhà trường trong sổ vàng truyền thống…
Gặp bà – HT một trường phổ thông ở Đức trong khoảng 3 tiếng, hỏi, nghe và ngẫm:
1. Môn học quan trọng nhất trong trường là môn âm nhạc – vì tất cả học sinh đều thích học âm nhạc và nó vô cùng cần thiết cho cuộc sống của các em sau này.
2. Điểm khác biệt nhất của nhà trường với các trường học khác trong khu vực cũng là các học sinh đều có thể chơi ít nhất 1 nhạc cụ, dù đây là trường phổ thông bình thường, không phải là trường chuyên biệt hay năng khiếu ( Đoàn cũng được bố trí học trong phòng âm nhạc, quan sát thấy rất nhiều nhạc cụ, nghĩ chắc bà HT rất tự hào về phòng học này của nhà trường).
3. HS không được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng đó không phải là quyết định của HT. Các quy định trong nhà trường được đưa ra từ đầu năm, trong hội nghị liên tịch, bao gồm đại diện học sinh, đại diện cha mẹ học sinh, đại diện giáo viên và cả đại diện bên thứ tư không nằm trong nhà trường, nhằm cung cấp cái nhìn trung lập với những vấn đề còn gây tranh luận trong nhà trường. Tiếng nói của các bên có trọng lượng như nhau và không phụ thuộc vào ý kiến của hiệu trưởng ( Lại nghĩ hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm ở mình, bàn về các vấn đề của hs mà chẳng bao giờ các con được tham gia và nói lên tiếng nói của mình).
4. «Không có giáo viên nào không thực hiện tốt nhiệm vụ của họ vì trách nhiệm của tôi là tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên của tôi hoàn thành công việc»! Nếu như có bất kỳ ai chưa làm tốt công việc của mình có nghĩa là tôi chưa làm HT tốt)!
5. «Chúng tôi dạy HS biết tôn trọng sự khác biệt và có thể sống tốt nhất trong thế giới đầy sự khác biệt. Các em hoàn toàn được bày tỏ quan điểm của mình không phụ thuộc vào ý kiến của GV và SGK. ( Nên khi dự giờ, tôi luôn thấy HS bắt đầu ý kiến bằng mệnh đề I think so và I don’t think so, ngay cả sau ý kiến của GV và GV gật đầu cười rất vui vẻ).
6. Hỏi vì sao giáo viên trường bà phải tham gia bồi dưỡng? Một trong các lý do bà nhấn mạnh đầu tiên là « Để theo kịp HS. Các em giờ rất giỏi và nếu không liên tục học, nhất là tin học, ngoại ngữ thì chúng tôi không bằng chính các em». (Ps: dự giờ, thấy môn toán lớp 7 mới là đổi dấu khi chuyển vế, nhưng HS ở Đức buộc phải biết ít nhất HAI ngoại ngữ!) « Mới đây có VB của bang về việc HS có thể chỉ phải thành thạo 1 ngoại ngữ và chúng tôi khá tiếc về điều đó»:-)
7. Rất hiểu về giáo dục VN khi nói chuyện (Các bạn đang tiến hành đổi mới, các bạn đang gặp khó khăn khi phát triển chương trình dựa trên nhà trường, nhưng hãy tin rằng giáo viên là người thực hiện được, họ mới là người quyết định thành công của những cải cách đưa ra)…
8. Họ xin lỗi đến 2 lần khi bài thuyết trình poerpoint viết bằng tiếng Đức chưa kịp dịch ra tiếng Việt! (Vừa dự một hội thảo quốc tế ở VN, không thấy ai phải xin lỗi vì bản powerpoint tiếng Việt chưa được dịch ra tiếng Anh hay bất cứ tiếng nào).

Nhận chứng chỉ của khóa học, tôi hiểu thêm nhiều điều, nhất là sự ngạc nhiên của bà khi nghe tôi hỏi câu hỏi :«Bà làm gì nếu có GV trường bà không thực hiện tốt công việc của mình?»
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Anh Bùi Thị Kim, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và trong nhà
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Tư liệu TS  BUI THỊ KIM ANH

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Anh Bùi Thị Kim, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và trong nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *