Những quy tắc ứng xử đẹp trên bàn ăn của người Đức, chiếm thiện cảm của người đối diện
Đức là một quốc gia có truyền thống lâu đời và phong phú thuộc hàng bậc nhất châu Âu. Điều này còn được thể hiện qua nghi thức trên bàn ăn đã ăn mòn vào tâm hồn mỗi người dân Đức.
Phép xã giao lịch sự của mỗi người được đánh giá qua cách ứng xử của người đó trên bàn ăn. Ứng xử đúng mực trên bàn ăn là được xem là phép lịch sự tối thiểu. Dưới đây là một vài quy tắc xã giao của người Đức:
Bữa tối với bạn bè hoặc người quen
Nếu bạn du lịch đến Đức, công tác hay đi du học và được một người bản xứ mời tới chơi nhà họ, bạn nên chuẩn bị một món quà thật đặc biệt, đó nên là món quà tuyệt vời nhất. Ngoài ra, bạn có thể tặng rượu vang, hoa (nhưng không phải là hoa hồng đỏ, vì nó tượng trưng cho sự lãng mạn). Sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết nếu bạn biết được sở thích của chủ nhà để lựa chọn một món quà phù hợp.
Khi đi dự tiệc hay tham gia bất kỳ cuộc hẹn nào với người Đức, đúng giờ là yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn sẽ trở thành người không lịch sự nếu đến bữa tiệc muộn. Và nếu có lý do nào đó mà bạn không thể đến đúng giờ, hãy gọi điện để thông báo lý do bạn đến trễ.
Bữa tiệc kinh doanh
Nếu được mời tham gia một bữa tiệc kinh doanh vào buổi trưa hay tối với người Đức, có một nguyên tắc mà bạn cần nhớ đó là: Kinh doanh là kinh doanh, đừng nhầm lẫn với kiểu thân mật vội vã. Trên bàn ăn, họ vẫn bàn bạc, thảo luận và mục đích của cuộc gặp gỡ là trở thành những đối tác kinh doanh của nhau.
Chúc ngon miệng
Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi và bắt đầu bữa ăn thì cũng là lúc chủ nhà sẽ ngồi vào vị trí và nói lời:“Chúc mọi người ngon miệng’’. Trên bàn tiệc cũng có những quy chuẩn nhất định. Bạn không nên ngồi nếu chưa được gia chủ mời ngồi.
Đáng lưu ý là tại nhà hàng Đức, các món ăn không được mang ra cùng một lúc, sẽ có những vị khách được phục vụ trước. Trong trường hợp này bạn hãy lịch sự hỏi người phục vụ là bạn có thể dùng bữa chưa? Để tránh trường hợp thức ăn của bạn sẽ bị nguội.
Cách bố trí bàn ăn
Trong khi ăn tiệc cũng cần chú ý đến cách sử dụng dụng cụ ăn:
• Cầm nĩa bằng tay trái, cầm dao bằng tay phải.
• Giữ cả hai tay cầm dụng cụ trong khi ăn, đừng đặt dao hoặc nĩa xuống trừ khi bạn muốn lấy đồ uống hoặc bánh mì. Dao cầm ở tay phải thường hỗ trợ một cách kín đáo tay phải trong việc lấy thức ăn.
• Không cắt toàn bộ miếng thịt một lúc, chỉ nên cắt miếng vừa miệng và ăn hết miếng rồi mới cắt miếng tiếp theo.
• Nếu có nhiều dụng cụ ăn hơn là dao và nĩa (nĩa ăn salad, thìa ăn đồ tráng miệng…) thì nguyên tắc là di chuyển vật dụng cần lấy từ ngoài vào trong, thìa ăn thì đặt lên trên đĩa ăn chứ không đặt cạnh.
• Khi ăn xong đặt dao và nĩa ăn lên đĩa, mũi dao và nĩa hướng vào giữa của đĩa ăn, với tay cầm hướng về bên phải theo hướng 5 giờ.
Và đặc biệt lưu ý là không chống tay lên bàn ăn. Nếu là tiệc Buffet thì bạn nên lấy lượng thức ăn vừa phải và không nên để thừa quá nhiều thức ăn sau khi dùng bữa. Nếu bạn đang ăn mà có việc cần ra khỏi bàn ăn. Hãy đặt dao, dĩa 2 bên của đĩa thức ăn. Còn nếu bạn đã ăn xong thì dao và dĩa sẽ để cùng 1 bên của đĩa. Như vậy người phục vụ sẽ biết khi nào bạn không ăn nữa và dọn đĩa của bạn đi.
Người Đức nói không với ăn bốc
Người Đức hay người châu Âu rất hiếm khi sử dụng tay để cầm, nắm đồ ăn, nhất là khi đi ăn ở nhà hàng, những bữa tiệc trang trọng hay bữa tiệc đứng. Có một điểm đặc biệt đó là, người Đức dùng dao và nĩa ngay cả khi ăn Pizza. Tuy nhiên, bạn có thể dùng tay để ăn các loại thức ăn nhanh như hambuger hoặc xúc xích khi tham gia một bữa ăn nhẹ ngoài trời.
Đồ uống
Người Đức ít có thói quen uống nước, mặc dù nguồn nước của họ rất an toàn, nước khoáng đóng chai luôn đạt tiêu chuẩn an toàn tuyệt đối. Sở dĩ vì người Đức thích uống trà và cà phê, nhưng bia và rượu vang cũng là 2 loại thức uống thường dùng của họ sau những bữa tối, đôi khi họ thích nhâm nhi ly rượu brandy, vang nho hoặc ly trà thảo mộc.
Khăn ăn
Người Đức sẽ đặt khăn ăn trên đùi trước khi vào bữa ăn và sử dụng khi cần thiết. Khi rời bàn ăn vì một lý do nào đó, họ sẽ đặt khăn ăn của mình lên chiếc đĩa ăn. Và khi đã kết thúc bữa ăn, chiếc khăn ăn phải được đặt lên bàn chứ tuyệt đối không được đặt vào trong đĩa kể cả khi đó là khăn giấy, sau đó nó sẽ được bỏ vào thùng giấy rác thải.
Đồ nướng
Rượu vang và bia thường được phục vụ trong những bữa tiệc đồ nướng của người Đức. Hãy đợi chủ nhà đưa bánh mì nướng lên rồi bạn sẽ cùng mọi người nâng ly và chúc sức khỏe. Đây là cơ hội đặc biệt cho bạn tự tay làm món bánh mì nướng cho mình.
Đặt tay lên bàn ăn
Người Mỹ và người Anh thường đặt tay trái dưới bàn hoặc đặt trên đùi, nhưng người Đức lại có thói quen đặt tay lên bàn. Họ quan niệm rằng, hành động đặt tay lên đùi không được đẹp mắt cho lắm.
Thử món ăn mới
Đừng ngại thử một món ăn mới, nếu bạn từ chối, đó gần như sự xúc phạm đối với chủ nhà. Nếu bạn bị dị ứng hay không thể ăn được một loại thức ăn nào đó, đừng ngại chia sẻ hay giải thích lịch sự với họ.
Ăn hết phần thức ăn của mình
Đừng để đồ ăn thừa trên đĩa! Người Đức cho rằng, Chúa đã mang thức ăn đến cho con người, và chúng là thành quả của một quá trình lao động vất vả, nên việc bỏ thừa thức ăn trên bàn là một hành động không lịch sự.
Cũng giống như người phương Đông, người Đức rất coi trọng lễ nghi. Vì thế, sau các buổi tiệc, trước khi ra về đừng quên gửi lời cám ơn đến gia chủ vì đã mời bạn và sự tiếp đãi chu đáo, nhiệt tình. Lễ nghi trên bàn ăn thể hiện một phần văn hóa và tâm hồn của dân tộc. Học cách ứng xử và giao tiếp của chủ nhà cũng là thể hiện sự tôn trọng người khác, cũng là một cách hoàn thiện chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *