QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC SINH THCS ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 -2020, TẦM NHÌN 2030
Th.S. NGUYỄN VŨ LẬP
Viện Nghiên cứu Hợp tác
Phát triển giáo dục

I. Đặt vấn đề
Những năm gần đây Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo cho mở thêm hàng trăm trường THPT và Đại Học. Mở nhiều trường lớp nhằm đáp ứng sự phát triển của quy mô nền giáo dục nước nhà, nhưng cũng mang lại hậu quả không tốt cho xã hội. Việc đào tạo tràn lan dẫn đến những năm gần đây số sinh viên sau khi ra trường bị thất nghiệp tăng nhanh.Việc mở nhiều trường đại học cũng dẫn đến một số trường lấy điểm xét tuyển đầu vào quá thấp, chỉ 12 – 13 điểm thi TN PTTH đã có thể bước vào cánh cổng trường Đại Học. Nhiều sinh viên thiếu năng lực dẫn đến nguồn nhân lực trình độ cao không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Những nguyên nhân học sinh vào thi vào ĐH nhiều :
– Nhân dân ta từ xưa đến nay tồn tại một cách suy nghĩ, chỉ có học ĐH mới được coi là thành đạt, mới có danh tiếng, được mở mày mở mặt với làng trên xóm dưới. Mọi gia đình đều cố gắng để cho con thi vào ĐH bằng mọi cách, mặc dù lực học con em mình không khá,nếu thi trượt sẽ ôn tập năm sau thi tiếp.
– Các gia đình và các học sinh hiểu biết về các nghành nghề còn hạn chế, họ chỉ chọn những nghành nghề họ đã biết và rất phổ biến như sư phạm, thương mại tài chính , ngân hàng dẫn đến có nghề thừa nhân lực nhưng có nghề thiếu nhân lực.
– Thông tin về thị trường lao động ở nước ta còn nghèo nàn, không minh bạch. Chưa có một công trình đủ mạnh nghiên cứu, dự báo nhu cầu nghành nghề tương lai.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường lao động tương lai, từ đó có giải pháp quản lý phân luồng học sinh THCS,THPT một cách hợp lý, nhằm hạn chế tối đa việc đào tạo ra không có việc làm.
II. Nội dung nghiên cứu
1. Thế nào là thị trường lao động?
Có rất nhiều những khái niệm, định nghĩa khác nhau về thị trường lao động chúng ta tham khảo một số khái niệm sau:
Các nhà khoa học Mỹ định nghĩa rằng: “ thi trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm thì được gọi là thị trường lao động’’ hoặc “ …. Thị trường – đó là một cơ chế, mà sự trợ giúp của nó hệ số giữa người lao động và số lượng việc làm được điều tiết”
Các nhà kinh tế Nga cho rằng: Thị trường lao động được hiểu như một hệ thống quan hệ xã hội, những định mức và thể chế xã hội ( trong đó có cả pháp luật) đảm bảo cho việc sản xuất, trao đổi và sử dụng lao động, hoặc hệ thống những quan hệ được hình thành trên cơ sở giá trị giữa những người sử dụng lao động (sở hữu tư liệu sản xuất) và những người làm thuê (sở hữu sức lao động) về vấn đề trước nhất là thỏa mãn nhu cầu lao động và vấn đề tiếp theo là làm thuê như nguồn phương tiện tồn tại.
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO thì: thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của người lao động, cũng như mức độ tiền công.
Theo các nhà kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich: Thị trường lao động là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý với nhau.
Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam : thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động ( nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn, xa thải lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội vv…) ở đó diễn ra trao đổi giữa một bên là người lao động tự do một bên là người sử dụng lao động.
2. Dự báo nhu cầu thị trường lao động 2016-2020 tầm nhìn 2030.
Bằng việc đọc và nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Phân tích thị trường lao động và dự báo nhu cầu trung và dài hạn bằng những phương pháp sau:
Phương pháp dự báo định tính(phiếu thăm dò và thu thập ý kiến chuyên gia)
phương pháp dự báo kinh tế lượng (mô hình kinh tế lượng và mô hình cân bằng tổng thể)
phương pháp FSP(phân loại dữ liệu và các Module dự báo cầu lao động)
Phương pháp dự báo số bình quân lượt
Kết quả cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 đến 2020 theo tỷ lệ sau:
Trình độ đào tạo Nhu cầu nguồn nhân lực
Đại học và trên đại học 13% – 15%
Cao đẳng 15%
Trung cấp 35%
Sơ cấp nghề 20%
Chưa qua đào tạo nghề 17%
Về quy mô nhu cầu thị trường lao động theo dự báo của tổ chức lao động quốc tế ILO. Khi tham gia AEC số việc làm của Việt Nam sẽ tăng 14,5% vào năm 2020.
Như vậy từ dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trên chúng ta cần có phương pháp quản lý phân luồng một cách hợp lý nhất, để học xong ra trường có việc làm với tỉ lệ cao nhất, ngành nghề phù hợp nhất.
3. Quản lý việc phân luồng học sinh THCS và THPT
– Quản lý là gì?
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo Fayel “ quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, bộ nghành, chính phủ) đều có gồm 5 yếu tố tạo thành là : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát .
Theo H Kootz (người Mỹ)“quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để được mục đích của nhóm, tổ chức. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian và tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân là ít nhất’’.
Theo FW.Tay Lor 1911“ làm quản lý là bạn phải biết rõ : muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm’’.
Theo Hard Koont “quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định’’
Tóm lại quản lý là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động, tiếp theo phải có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Vậy yếu tố hình thành QL là gì?
– Yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý.
Với những phân tích trên mọi hoạt động QL đều phải có 4 yếu tố tạo thành
– Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi do ai quản lý?
– Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi quản lý cái gì?
– Mục đích quản lý , trả lời câu hỏi quản lý vì cái gì?
– Môi trường và điều kiện tổ chức quản lý, trả lời câu hỏi quản lý trong hoàn cảnh nào?
– Các chức năng của quản lý
Chức năng hoạch định(lập kế hoạch) tức là thiết lập các mục tiêu hoạt động của tổ chức, định ra chương trình giải pháp, bước đi và triển khai các nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
Chức năng tổ chức: Là quá trình thiết lập cơ cấu tổ chức bố trí nguồn nhân lực hợp với mục tiêu, là việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các thành viên trong tổ chức, đồng thời thiết lập mối quan hệ hữu cơ giữa chúng trong quá trình hoạt động.
Chức năng lãnh đạo chỉ đạo: Chức năng này gắn liền với việc thực hiện hành vi như ( ban hành các quyết định chỉ thị, mệnh lệnh hay thực hiện việc động viên khuyến khích) nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các bộ phận, các thành viên trong tổ chức tự giác tích cực thực hiện các mục tiêu đề ra.
Chức năng kiểm tra: kiểm tra là đo lường kết quả hoạt động trên cơ sở so sánh với mục tiêu đề ra, phát hiện sai lệch, tìm nguyên nhân và đưa ra chương trình để điều chỉnh nhằm đạt kết quả mong đợi.
– Quản lý việc phân luồng học sinh THCS và THPT.
Có thể nói quản lý việc phân luồng học sinh đã được đề cập từ rất lâu nhưng thực tế việc triển khai lại chưa hiệu quả. Đây là một vấn đề lớn của xã hội, của toàn Đảng và toàn dân. Ngay sau khi có nghị quyết TƯ 2 năm 1998 về đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo Dục đã đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào học nghề tuy nhiên kết quả còn rất hạn chế.
Chỉ thị số 10 –CT/TƯ ngày 5-12-2011 của Bộ Chính Trị cũng nêu rõ “ đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% số học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề” nhưng thực tế đến nay chỉ có 3,5% số học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề một tỷ lệ rất thấp so với mục tiêu đặt ra.
Như đã phân tích ở mục 2.2 cơ cấu thị trường lao động Việt Nam chỉ cần 13-15% người lao động có trình độ đại học, 50% người lao động có trình độ cao đẳng trung cấp , 20% sơ cấp và khoảng 17% không qua đào tạo nghề. Thực chất những năm gần đây, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua (năm 2015) có tới 75 đến 80% số học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, việc này sẽ gây ra thất nghiệp sau ra trường vì vậy đã đến lúc chúng ta phải đẩy mạnh công tác phân luồng, không chỉ có nói không mà phải có những việc làm cụ thể, có những chính sách phù hợp (tạo ra những rào cản kỹ thuật) để việc phân luồng được thuận lợi. Cần thiết phải có sự vào cuộc của các cấp các nghành trong việc quyết tâm thực hiện chỉ thị số 10 của ban bí thư TƯ.
– Đề xuất giải pháp.
Theo chúng tôi để việc phân luồng được tốt chúng ta cần làm tốt những việc sau:
Thứ nhất là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn xóm, nhà trường, để xóa bỏ tư tưởng đã ăn sâu vào nhân dân Việt Nam là: chỉ có tấm bằng đại học mới được coi là thành đạt, mới được mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, mà sự thành đạt của thế hệ trẻ ngày nay được đo bằng những thứ khác, (đó là giá trị làm ra cho xã hội càng lớn thì người đó là thành đạt…).
Thứ hai là: Làm công tác hướng nghiệp cho học sinh từ những lớp cuối cấp THCS, trong nhà trường cần có những giáo viên tâm lý, giáo viên hướng nghiệp, hướng dẫn các em và phụ hunh học sinh, cân nhắc, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
Thứ ba là: Bộ Giáo Dục nên chỉ đạo chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường đại học. Theo chúng tôi khoảng 30% học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, 40% vào cao đẳng trung cấp ,số còn lại vào trường dạy nghề.
Thứ tư là: Tận dụng các chính sách ưu tiên của Chính Phủ ( chính sách miễn học phí 100% từ 2016 đến 2021 cho những học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên trung cấp và nghề) để các địa phương có cơ chế khuyến khích học sinh tốt nghiệp PTCS vào học nghề.
Thứ năm là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trường dạy nghề, nhất là sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp để học sinh học nghề ra trường có việc làm ngay.
Cuối cùng là : Bộ Giáo Dục nên triển khai phân luồng như sau:
Giữ vững hệ thống giáo dục quốc dân như hiện nay.
Với những học sinh năng khiếu bẩm sinh những môn như thể thao, âm nhạc hội họa… nên phát hiện sớm và phân luồng từ đầu bậc THCS.
Về học sinh đại trà chúng ta chỉ phân luồng trong từng trường THPT. Trong trường THPT chúng ta chia ra ba nhánh phân luồng, cơ sở để phân luồng dựa vào kết quả học tập lớp 9 và điểm thi vào lớp 10:
Nhánh thứ nhất là: Định hướng khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nhánh này dành cho những học sinh giỏi, các em và gia đình có nguyện vọng vào đại học ở những trường có định hướng khoa học cơ bản, và khoa học công nghệ, các em có xu hướng nghiên cứu và làm việc nhẹ suốt đời. Bộ Giáo Dục và đào tạo nên chỉ đạo chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo… cho nhánh này. Sao cho hoc xong 3 năm THPT các em đã nắm bắt được phương pháp NCKH, nắm bắt tiếp thu được nhưng công nghệ mới của nhân loại, những em giỏi có thể tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường cấp bộ đến cấp nhà nước…
Nhánh thứ 2 Định hướng chung dành cho học sinh khá và giỏi, một số có nguyện vọng vào vào các trường đại học và cao đẳng mang tính xã hội và nhân văn, và một số trường có định hướng thực hành làm việc chân tay, và một số em mà nguyện vọng của các em và gia đình chưa rõ.
Nhánh thứ 3 Định hướng nghề nghiệp ,nhánh này gồm những học sinh trung bình,HS đủ điều kiện vào THPT là được, nhánh này học sinh sau khi kết thúc THPT sẽ lựa chọn vào các trường dạy nghề chứ không vào đại học,vừa học nghề, và thực tập ngành nghề ở các cơ quan xí nghiệp cơ sở xản xuất. Bộ nên chỉ đạo chương trình sách giáo khoa cho nhánh này sao cho phù hợp. Sau khi kết thúc THPT các em đã có chứng chỉ nghề bậc 2 hoặc 3 có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, ví dụ hết THPT có thể biết nghề: Mộc, thợ nề,may mặc,nấu ăn, pha chế ở quán bar, soạn thảo văn bản, thu ngân ở ngân hàng vv… những việc đơn gian này không cần phải học đại học.
Như chúng ta biết con người Việt nam, dân tộc Việt nam là một dân tộc chăm chỉ hiếu học, nguyện vọng của từng cá nhân và của từng gia đình có thể thay đổi theo thời gian. Ba nhánh phân luồng trên trong thời gian học 3 năm học sinh trong các nhánh có thể chuyển đổi cho nhau tùy thuộc vào nguyện vọng và năng lực phấn đấu của các em.
III. Kết Luận
Mỗi một công dân Việt Nam ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường nếu có định hướng đúng cho nghề nghiệp của mình sau này. Công dân ấy sẽ có động lực tuyệt vời để phấn đấu học tập, sau khi ra trường chắc chắn có việc làm, có việc làm sẽ tạo ra cho họ và cho xã hội của cải vật chất, có việc làm tốt sẽ tạo cơ hội cho họ thành giàu có. Nhiều công dân Việt Nam giàu có sẽ dẫn đến đất nước giàu có. Vì vậy nghiên cứu thị trường lao động tương lai định hướng phân luồng học sinh là một việc vô cùng cần thiết. Đề tài đóng góp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về thị trường lao động từ nay đến 2020 tầm nhìn 2030. Từ cái nhìn tổng quan đó sẽ cho chúng ta có kế hoạch phân luồng học sinh THCS, THPT một cách đúng đắn nhất, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ người lao động có việc làm, tăng của cải cho xã hội. Đề tài tuy nhỏ nhưng sẽ có đóng góp lớn nếu nó được triển khai, góp phần hoàn thành mục tiêu của toàn Đảng toàn dân, phấn đấu dân giàu nước mạnh công bằng, văn minh. Sánh vai với các cường quốc năm châu!
Tài liệu tham khảo
[1]. Nghị quyết TW 2 Khóa 8 Đảng Cộng Sản Việt Nam.
[2]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
[3]. Chỉ thị số 10 – CT/TƯ ngày 5-12-2011 của Bộ Chính Trị.
[4]. Quyết định số 879/QĐ-TTg (ngày 9/6/2014) phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
[5]. Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý II -2015 Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
[6]. Luận Văn Ths quản lý giáo dục ( Nguyễn Văn Phong) “ Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội.
[7]. Luận Văn Ths (Trần Thi Giang) “ một số giải pháp quản lý công tác phân luồng học sinh sau THCS ở tỉnh Nghệ An”.
[8]. Tổng quan về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thong Cộng Hòa Liên Bang Đức.Tạp chí Khoa học Giáo dục số 120.
[9]. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở Cộng Hòa Pháp – Career guidance for students in France- Tạp chí Khoa học Giáo dục số 50-5-2015.
[10]. Nguồn báo điện tử Lao động tháng 7/2015
TÓM TẮT
Việc đào tạo tràn lan dẫn đến những năm gần đây số sinh viên sau khi ra trường bị thất nghiệp tăng nhanh.Việc mở nhiều trường đại học cũng dẫn đến một số trường lấy điểm xét tuyển đầu vào quá thấp. Nhiều sinh viên thiếu năng lực dẫn đến nguồn nhân lực trình độ cao không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Nghiên cứu thị trường lao động tương lai định hướng phân luồng học sinh là một việc vô cùng cần thiết. Đề tài đóng góp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về thị trường lao động từ nay đến 2020 tầm nhìn 2030
Từ khóa: Quản lý, phân luồng, thị trường, lao động
SUMMARY
The training rampant in recent years led to some students after school are unemployed increased nhanh.Viec open universities also led to a number of points get too low input admissions . Many students lack the capacity to lead to highly qualified human resources can not meet the needs of the labor market . Labor market research future ramification oriented students is a very necessary job . The theme for our contribution with an overview of the labor market between now and 2020 Vision 2030
Keywords : management, distribution channels, market, labor
Nhận bài: ngày 10/5/2016; Phản biện: 15/5/2016; Duyệt đăng: 30/6/2016.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *